xem cỡ chữ
T
Là một cuộc cách mạng công nghiệp kiểu mới, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tập trung vào việc thiết lập các hệ thống thông minh và tương tác giữa máy và máy, giữa người và máy, dựa trên sự kết hợp của các công nghệ vật lý và kỹ thuật số như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), Blockchain, điện toán đám mây (Cloud Computing), Dữ liệu lớn (Big Data)… Một kỷ nguyên mới ngày càng thể hiện rõ trong đời sống xã hội loài người - Kỷ nguyên Kỹ thuật số (Digital era) gắn liền với những thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức lao động, sản xuất dựa trên nền tảng số, công nghệ thông minh.
Chương trình Chuyển đổi số quốc gia ở Việt Nam đang trong quá trình triển khai, đặc biệt trên các lĩnh vực kinh tế - tài chính, giao thông, y tế, quản lý hành chính… bước đầu mang lại những hiệu quả cho người dân, doanh nghiệp và xã hội. Tuy nhiên, chuyển đổi số còn khá mới trong khi các mô hình quản lý, quản trị, lao động, sản xuất tại nước ta còn theo các cách thức truyền thống; cái mới chưa thật chín muồi trong khi quán tính của cái cũ, lạc hậu còn khá lớn, làm xuất hiện các mâu thuẫn giữa tư duy cũ và tư duy mới, giữa mô hình cũ và mô hình mới. Điều đó đặt ra vấn đề là xác định rõ cái mới - chuyển đổi số, xác lập lộ trình và các bước đi phù hợp, sáng kiến đột phá để khẳng định tính đúng đắn của chuyển đổi số trong thực tiễn, chứng tỏ các mô hình cũ không còn phù hợp, đẩy nhanh tiến trình Chuyển đổi số quốc gia.
Nhằm góp phần nâng cao nhận thức các vấn đề cơ bản về chuyển đổi số, tiến trình Chuyển đổi số quốc gia, từ đó có những bước đi, sáng kiến phù hợp và khoa học thúc đẩy tiến trình Chuyển đổi số quốc gia, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách “Thúc đẩy tiến trình Chuyển đổi số quốc gia”.
Nội dung cuốn sách làm rõ tầm nhìn trung tâm của chuyển đổi số trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; những chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước trong chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; khái niệm của chuyển đổi số, dữ liệu và vốn hóa dữ liệu trong chuyển đổi số, truyền thông và các cấp độ chuyển đổi số, đo lường và đánh giá chuyển đổi số, động năng và mục tiêu chung, định hướng cho tiến trình Chuyển đổi số quốc gia. Trên cơ sở phân tích ba trụ cột (chính phủ số, kinh tế số, xã hội số) của tiến trình Chuyển đổi số quốc gia; chuyển đổi số với vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước; đánh giá và đo lường mức độ Chuyển đổi số quốc gia; nội dung chương trình Chuyển đổi số quốc gia…, Cuốn sách xác định quan điểm chỉ đạo, mục tiêu và tầm nhìn cũng như định hướng thúc đẩy Chuyển đổi số quốc gia; đề xuất các giải pháp, sáng kiến đẩy nhanh tiến trình Chuyển đổi số quốc gia hướng đến đổi mới mô hình tăng trưởng cả chiều rộng và chiều sâu, thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững.
Ngoài phần Phụ lục, bố cục sách gồm 3 phần:
Phần 1: Định hướng về triến trình Chuyển đổi số quốc gia
Phần 2: Hiểu đúng về tiến trình chuyển đổi số
Phần 3: Tiến trình Chuyển đổi số quốc gia
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc !
Nguồn: Trung tâm Thông tin khoa học
Tag:
Tổng biên tập
Công tác nghiên cứu khoa học ở Học viện Chính trị khu vực III trong giai đoạn hiện nay
Lễ Kỷ niệm 75 năm Truyền thống (1949-2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba
Học viện Chính trị khu vực III: Gắn nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng với nhiệm vụ nghiên cứu khoa học
Kỷ niệm 75 năm thành lập Học viện chính trị khu vực III (1949 - 2024): Ðịa chỉ tin cậy trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
Tổ chức Hội thi văn nghệ và tổng kết các hoạt động văn thể chào mừng Kỷ niệm 75 năm Truyền thống Học viện (1949-2024) và 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024)
Địa chỉ: Số 232 Nguyễn Công Trứ Tp. Đà Nẵng
Email:
Liên hệ: 02363.831.174