Sign In

Thông tin khoa học: “Một số tình hình mới trên Biển Đông và 30 năm thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982”

  16:00 30/08/2024
(HCMA3) - Thực hiện kế hoạch hoạt động khoa học năm 2024, chiều ngày 28/8/2024, Học viện Chính trị khu vực III tổ chức Hội nghị thông tin khoa học với chủ đề: “Một số tình hình mới trên Biển Đông và 30 năm thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982”. GS,TS Nguyễn Hồng Thao, Giảng viên cao cấp Học viện Ngoại giao, thành viên Ủy ban Luật pháp quốc tế của Liên hợp quốc (nhiệm kỳ 2023-2027) thực hiện báo cáo chuyên đề.


Toàn cảnh Hội nghị

Tham dự Hội nghị Thông tin chuyên đề, có các đồng chí trong Ban Giám đốc; lãnh đạo, giảng viên, nghiên cứu viên các đơn vị trực thuộc; chuyên viên các đơn vị Ban Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế, Tạp chí Sinh hoạt lý luận.

Tại Hội nghị, GS,TS Nguyễn Hồng Thao đã thông tin một số diễn biến mới về tình hình trên Biển Đông hiện nay, trong đó nhấn mạnh các vấn đề tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ, phân định các vùng biển chồng lấn, các loại tranh chấp liên quan đến các hoạt động trên biển của các quốc gia (như tự do hàng hải, tự do hàng không, nghiên cứu khoa học biển, đặt dây cáp và ống dẫn ngẫm...); về lập trường của các bên trước phán quyết Biển Đông, trong đó Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp tại Biển Đông bằng các biện pháp hoà bình, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực, phù hợp với Luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982 và luôn khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Bên cạnh đó, GS,TS Nguyễn Hồng Thao cũng thông tin nhanh về kết quả cùng những vấn đề đặt ra sau 30 năm thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (1994  - 2024); triển vọng áp dụng luật quốc tế và UNCLOS để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông;...

 

GS,TS Nguyễn Hồng Thaolàm việc với Trung tâm nghiên cứu Hoàng Sa, Trường Sa

Trước đó, sáng ngày 28/8, GS,TS Nguyễn Hồng Thao đã có buổi làm việc và trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu về vấn đề Biển Đông và chủ quyền biển, đảo của Việt Nam với đại diện Ban Giám đốc Học viện, lãnh đạo, cán bộ của Trung tâm Nghiên cứu Hoàng Sa, Trường Sa và cán bộ, giảng viên một số đơn vị trực thuộc Học viện.

Những thông tin tổng thể, toàn diện, đa chiều về vấn đề Biển Đông; về chủ quyền hợp pháp của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa... do GS,TS Nguyễn Hồng Thaocung cấp đã giúp cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên Học viện Chính trị khu vực III vận dụng vào công tác nghiên cứu, giảng dạy, thông tin, tuyên truyền về chủ quyền và các lợi ích chính đáng, hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông nói chung và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nói riêng. Đây cũng là một trong những cơ sở để góp phần đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái mà các thế lực thù địch đã và đang xuyên tạc về đường lối, chủ trương của Việt Nam trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo và giải quyết tranh chấp, khác biệt trên Biển Đông.

Ban Biên tập Cổng TTĐT

  (Tin: Trung tâm nghiên cứu Hoàng Sa, Trường Sa; nh: Minh Thư)

 

Tag:

Tổng biên tập

Alternate Text

  • Địa chỉ: Số 232 Nguyễn Công Trứ Tp. Đà Nẵng

  • Email:

  • Liên hệ: 02363.831.174