xem cỡ chữ
T
Toàn cảnh Hội thảo
Tham dự Hội thảo có GS,TS Lê Hữu Nghĩa, Nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Triết học Việt Nam; GS,TS Phạm Văn Đức, Phó Chủ tịch thường trực Hội Triết học Việt Nam; PGS,TS Đoàn Triệu Long, Giám đốc Học viện Chính trị khu vực III; TS Trần Tuấn Phong, Phó Viện trưởng Viện Triết học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; GS,TS Từ Tần Pháp, Viện trưởng Học viện Chủ nghĩa Mác, Đại học Quảng Tây, Trung Quốc; GS,TS Vương Thiều Hưng, Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu chính đảng thế giới, Đại học Sơn Đông, Trung Quốc; các nhà khoa học, các học giả của Việt Nam và Trung Quốc.
Hội thảo được tổ chức thành ba phiên, gồm: Phiên khai mạc và hai phiên báo cáo toàn thể.
GS,TS Lê Hữu Nghĩa, Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Triết học Việt Nam phát biểu tại Hội thảo
Tại phiên khai mạc, Hội thảo đã nghe các bài phát biểu của GS,TS Lê Hữu Nghĩa, Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Triết học Việt Nam; PGS,TS Đoàn Triệu Long, Giám đốc Học viện Chính trị khu vực III; TS Trần Tuấn Phong, Phó Viện trưởng Viện Triết học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Ông Lê Văn Thương, CEO Tập đoàn Truyền thông Halotimes; GS,TS Từ Tần Pháp, Viện trưởng Học viện Chủ nghĩa Mác, Đại học Quảng Tây, Trung Quốc; GS,TS Vương Thiều Hưng, Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu chính đảng thế giới, Đại học Sơn Đông, Trung Quốc.
Phát biểu chào mừng tại phiên khai mạc, PGS,TS Đoàn Triệu Long, Giám đốc Học viện Chính trị khu vực III bày tỏ sự vui mừng được đón tiếp các nhà khoa học, các học giả của Việt Nam và Trung Quốc đã đến Học viện tham dự Hội thảo với chủ đề “Hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa: Kinh nghiệm Việt Nam và Trung Quốc”. Đồng thời, PGS,TS Đoàn Triệu Long cho rằng, Học viện Chính trị khu vực III đã trải qua chặng đường 75 năm xây dựng và phát triển với sứ mệnh đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý khu vực miền Trung - Tây Nguyên, thì thông qua việc phối hợp tổ chức Hội thảo sẽ giúp cho các nhà khoa học của Học viện có cơ hội được tiếp nhận, trao đổi học thuật, bổ sung thêm kinh nghiệm truyền bá lý luận và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội vào quá trình giảng dạy, đào tạo học viên các lớp cao cấp lý luận chính trị.
PGS,TS Đoàn Triệu Long, Giám đốc Học viện Chính trị khu vực III phát biểu chào mừng Hội thảo
Tại phiên khai mạc, đã diễn ra diễn đàn quảng bá và phát triển văn hóa - du lịch, sản vật địa phương Việt Nam - Trung Quốc với sự tham luận của nhà sử học Dương Trung Quốc, Tổng Thư ký Hội Sử học Việt Nam; Ông Cao Trí Dũng, Chủ tịch Liên Chi hội Lữ hành Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng; GS,TS Vương Cương, Viện trưởng Học viện Chủ nghĩa Mác, Đại học Sư phạm Nam Kinh, Trung Quốc; GS,TS Hồ Sĩ Quý, Hội Triết học Việt Nam; GS,TS Tưởng Duệ, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Chủ nghĩa xã hội đương đại, Đại học Sơn Đông, Trung Quốc; Ông Tim Dương, Giám đốc điều hành khối OTA Soctrip.
Đồng thời, tại phiên khai mạc của Hội thảo đã diễn ra lễ ký kết hợp tác giữa Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng và Tập đoàn Truyền thông Halotimes; giữa Hội Triết học Việt Nam và Học viện Chủ nghĩa Mác, Đại học Quảng Tây, Trung Quốc.
Chủ trì phiên khai mạc
Dưới sự chủ trì của GS,TS Trần Văn Phòng, Chi hội Triết học cơ sở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; PGS,TS Lê Văn Đính, Phó Giám đốc Học viện Chính trị khu vực III và GS,TS Từ Tần Pháp, Viện trưởng Học viện Chủ nghĩa Mác, Đại học Quảng Tây, Trung Quốc, tại Phiên báo cáo toàn thể I, các tham luận cùng một số ý kiến trao đổi tại buổi Hội thảo đã tập trung làm rõ các vấn đề như: Vị trí, vai trò cải cách mở cửa của Việt Nam đối với cải cách chủ nghĩa xã hội thế giới; Thúc đẩy tư duy chung về hiện đại hóa kiểu Trung Quốc; Hiện đại hóa kiểu Trung Quốc: từ góc nhìn so sánh trong nước với quốc tế; Sự phát triển tư duy lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam về con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa rút ngắn; Sự thịnh vượng chung trong đời sống tin thần với ý nghĩa là nội hàm của hiện đại hóa Trung Quốc; Giá trị văn hóa truyền thống - Yếu tố quan trọng cho hiện đại hóa ở Việt Nam; Về hiện đại hóa xã hội ở Trung Quốc; Nội hàm hiện đại hóa kiểu Trung Quốc và những đóng góp cho nền văn minh; Hiện đại hóa, tiến bộ xã hội và những nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội khoa học; Hiện đại hóa con người trong hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa - điều tra và phân tích dựa trên hiện đại hóa kiểu Trung Quốc; Hiện đại hóa và một số đặc trưng của hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam; “Cạnh tranh” hay “buông xuôi”: Thế lưỡng nan trong quá trình hiện đại hóa;
Tại Phiên báo cáo toàn thể II do GS,TS Hồ Sĩ Quý, Hội Triết học Việt Nam; TS Trần Tuấn Phong, Phó Viện trưởng Viện Triết học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và GS,TS Vương Thiều Hưng, Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu chính đảng thế giới, Đại học Sơn Đông, Trung Quốc chủ trì, các tham luận cùng một số ý kiến trao đổi đã tập trung làm rõ các vấn đề như: Về nội dung và phương pháp thực tiễn của công cuộc hiện đại hóa cấp quận/huyện; Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong quá trình hiện đại hóa xã hội đổi mới ở Việt Nam; Hàm ý triết học của tư tưởng thịnh vượng chung và ý nghĩa đương đại của nó; Gia đình Trung Quốc và gia đình Việt Nam trong bối cảnh hiện đại hóa; Hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam: Tiến trình và thành tựu; Thúc đẩy thịnh vượng chung của đời sống tinh thần thông qua chia sẻ và phát triển văn hóa; Vai trò và vị trí của tư tưởng truyền thống trong khái niệm “Giấc mơ Trung Hoa” - mục tiêu trung tâm của hiện đại hóa Trung Quốc; Mô hình hiện đại hóa xã hội của phương Tây và Trung Quốc: một góc nhìn đối sánh;…
Hội thảo khoa học “Hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa: Kinh nghiệm Việt Nam và Trung Quốc” đã diễn ra trong không khí cởi mở, thẳng thắn, các nhà khoa học, các học giả tham dự đều thống nhất nội dung hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và Trung Quốc nhằm hướng đến mục tiêu phát triển con người, phù hợp với văn minh của nhân loại.
Ban Biên tập Cổng TTĐT
(Tin: Duy Hòa; Ảnh: Viết Chinh)
Tag:
Tổng biên tập
Tọa đàm khoa học “Thực tiễn vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và thực hành dân chủ xã hội chủ nghĩa thời kỳ đổi mới”
Vai trò của pháp luật trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Tọa đàm khoa học “Trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam và Trung Quốc về xây dựng đội ngũ cán bộ, cán bộ lãnh đạo tham mưu, tư vấn chính sách cấp chính quyền địa phương”
Hội thảo quốc tế: Hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa: Kinh nghiệm Việt Nam và Trung Quốc
Công tác nghiên cứu khoa học ở Học viện Chính trị khu vực III trong giai đoạn hiện nay
Địa chỉ: Số 232 Nguyễn Công Trứ Tp. Đà Nẵng
Email:
Liên hệ: 02363.831.174