Sign In

Chính sách dân số trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam thời kỳ đổi mới

  10:00 13/07/2024
“Dân số” và “phát triển” là hai biến số đi liền với nhau, gắn bó hữu cơ và thúc đẩy lẫn nhau: một chính sách dân số hợp lý, mang tính khoa học sẽ là điều kiện cho kinh tế phát triển và ngược lại, khi kinh tế phát triển ở một trình độ nhất định sẽ tác động đến dân số ở các góc độ khác nhau từ cá nhân đến cộng đồng, dân tộc, quốc gia… Tuy nhiên, cũng như nhiều chính sách khác trong phát triển kinh tế - xã hội, chính sách dân số ở Việt Nam không phải “nhất thành bất biến” và đương nhiên, không “rập khuôn”, “cứng nhắc” trong các tình huống, giai đoạn phát triển. Điều này có nghĩa là chính sách dân số cũng có sự thay đổi một cách linh hoạt, tạo điều kiện và động lực cho tiến trình phát triển trong điều kiện kinh tế - xã hội gắn với tình hình thực tế (về quy mô, số lượng, chất lượng, phân bố, cơ cấu) của dân số.

 

1. “Dân số” và “phát triển” là hai biến số đi liền với nhau, gắn bó hữu cơ và thúc đẩy lẫn nhau: một chính sách dân số hợp lý, mang tính khoa học sẽ là điều kiện cho kinh tế phát triển và ngược lại, khi kinh tế phát triển ở một trình độ nhất định sẽ tác động đến dân số ở các góc độ khác nhau từ cá nhân đến cộng đồng, dân tộc, quốc gia… Tuy nhiên, cũng như nhiều chính sách khác trong phát triển kinh tế - xã hội, chính sách dân số ở Việt Nam không phải “nhất thành bất biến” và đương nhiên, không “rập khuôn”, “cứng nhắc” trong các tình huống, giai đoạn phát triển. Điều này có nghĩa là chính sách dân số cũng có sự thay đổi một cách linh hoạt, tạo điều kiện và động lực cho tiến trình phát triển trong điều kiện kinh tế - xã hội gắn với tình hình thực tế (về quy mô, số lượng, chất lượng, phân bố, cơ cấu) của dân số.

Gắn với cách tiếp cận dân số học, cùng với sự phát triển của xã hội, mô hình dân số cũng “thay đổi” theo 03 giai đoạn tương ứng là: “mô thức sinh tồn”, “mô thức tăng trưởng” và “mô thức phát triển”. Nhìn nhận xuyên suốt chiều dài lịch sử phát triển của nước ta, mô hình dân số của Việt Nam cũng trải qua 03 mô thức trên. Mỗi giai đoạn gắn với các chính sách khác nhau, hướng đến giải quyết các vấn đề khác nhau về dân số. Đương nhiên, để đáp ứng với yêu cầu phát triển của đất nước trong bối cảnh và tình hình mới, nâng cao chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực thì các chính sách dân số phải thay đổi: “chuyển trục” từ chính sách dân số thiên về “dân số - kế hoạch hóa gia đình” sang “dân số và phát triển”. Lúc này, vấn đề dân số chủ yếu được xem xét và đặt trên nền

 

Chính sách dân số trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng 

2. Trước năm 1986, gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm thực hiện chính sách dân số, trong đó tập trung vào mục tiêu đẩy mạnh hơn nữa cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch, kiên quyết giảm dần tốc độ tăng dân số hàng năm. Bước vào thời kỳ đổi mới, mục tiêu giảm mạnh tỷ lệ tăng dân số tiếp tục được đặt ra và nhiều biện pháp đồng bộ được triển khai thực hiện. Đến giai đoạn 2001 - 2010, dân số của Việt Nam đã tiến đến mức sinh thay thế. 

 

Chất lượng dân số Việt Nam giai đoạn 2009-2019 được cải thiện đáng kể (nguồn: Tổng cục thống kê, https://infographics.vn/)

Từ năm 2011 đến nay, chính sách dân số của Việt Nam đã có những bước tiến mới gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, trong đó đáng chú ý là gắn với hội nhập quốc tế, bảo đảm quyền con người, đề cao tính tự nguyện và trách nhiệm của từng nhóm xã hội, đồng thời chú trọng sức khỏe sinh sản. Đặc biệt, ngày 25/10/2017, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã thông qua Nghị quyết số 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới. Trong đó, Nghị quyết đã đưa ra 5 quan điểm công tác dân số trong tình hình mới gắn với mục tiêu cụ thể: “Giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn đề về quy mô, cơ cấu, phân bổ, chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với phát triển kinh tế - xã hội. Duy trì vững chắc mức sinh thay thế; đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số; phân bố dân số hợp lý; nâng cao chất lượng dân số, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững[1]

Đến Đại hội lần thứ XIII, khi đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, Đảng ta nhận định:Cơ cấu dân số đã bước vào giai đoạn già hoá; chênh lệch chỉ số sức khoẻ giữa các vùng, miền còn lớn; tầm vóc và thể lực của người Việt Nam chậm được cải thiện; mất cân bằng giới tính có xu hướng gia tăng; sắp xếp, bố trí dân cư chưa hợp lý…[2]. Vì vậy, một trong các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu được Đại hội XIII xác định là: “chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hoá gia đình sang dân số và phát triển. Phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới cung cấp dịch vụ dân số. Tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng; chủ động thích ứng với xu thế già hoá dân số”[3].

 

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại Hội nghị triển khai công tác dân số năm 2024 (nguồn: https://baochinhphu.vn/)

3. Theo thống kê, dân số trung bình của Việt Nam đến tháng 7 năm 2024 đã vượt ngưỡng 100,3 triệu người (ước chiếm 1,23% dân số thế giới), đứng thứ 15 trên thế giới, thứ 8 ở châu Á và thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia và Philippines). Mật độ dân số của Việt Nam là 321 người/km2; ước tính gần 40% dân số sống ở thành thị, 60% dân số ở nông thôn. Độ tuổi trung bình là 33,2 tuổi[4]. Xét về quy mô, Việt Nam đã trở thành “cường quốc dân số” ở khu vực cũng như bình diện thế giới, và theo dự báo, dân số nước ta tiếp tục tăng, đạt quy mô lớn nhất khoảng 117 triệu người vào năm 2066[5]; sau đó giảm dần, đến năm 2079 mới xuống dưới 100 triệu[6].

Có thể khẳng định, chính sách dân số trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam thời kỳ đổi mới là một bộ phận không thể tách rời trong hệ thống đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam. Quá trình phát triển nhận thức của Đảng về công tác dân số đã cho thấy một bước tiến lớn trong các chính sách và chương trình dân số. Nếu như trước đây, chiến lược dân số[7] chủ yếu hướng đến khống chế mức sinh, bằng những chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình[8] một cách quyết liệt mà thành quả to lớn là đã hạn chế tối đa hiện tượng “bùng nổ dân số”, góp phần ổn định quy mô dân số, bảo vệ tài nguyên, giữ gìn môi trường, ổn định tăng tưởng kinh tế, thì chiến lược dân số hiện nay hướng đến việc nâng cao chất lượng dân số, hình thành một cơ cấu dân số phù hợp, và đặc biệt là “gắn dân số với phát triển”.

Như vậy, Đảng và Nhà nước đã nhận thức “đúng và trúng” về vai trò, ý nghĩa của yếu tố dân số đối với sự phát triển của đất nước; đã chuyển đổi cách nhìn nhận về dân số: từ “dân số kế hoạch hóa gia đình” sang “dân số trong phát triển” và “dân số và phát triển” gắn với các hoạt động bao trùm: đẩy mạnh việc giải quyết toàn diện các vấn đề về dân số cả về quy mô, cơ cấu, phân bố, nhất là nâng cao chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với phát triển kinh tế -xã hội, an sinh xã hội, an ninh con người và bảo đảm quốc phòng an ninh. Toàn bộ được đặt trong “hệ trục” của phát triển bao trùm, nhanh và bền vững.

Trước bối cảnh và tình hình mới, cần phải nhìn nhận một cách toàn diện, khoa học, có hệ thống về bài toán dân số Việt Nam với những đặc trưng hiện hữu như: mức sinh có xu hướng giảm nhẹ khiến cho tốc độ tăng trưởng dân số trung bình giảm theo (tốc độ tăng dân số trung bình năm 2022 là 0,98%, năm 2023 là 0,84%); tuổi thọ trung bình tăng nhưng tuổi sống khỏe mạnh chưa được cải thiện như kỳ vọng; đang bước vào thời kỳ dân số vàng nhưng tốc độ già hóa dân số khá cao; cơ cấu dân số đang chuyển dịch theo hướng tăng tỷ lệ người cao tuổi và giảm tỷ lệ dân số trẻ; phân bố dân số không đều giữa các vùng miền; chênh lệch giới tính khi sinh; chất lượng dân số và tỷ lệ lao động qua đào tạo không cao,… 

4. Để thực hiện tốt hơn nữa chính sách dân số trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay, trong thời gian đến cần triển khai thực hiện một số giải pháp cụ thể:

Thứ nhất, hoàn thiện chính sách, pháp luật về dân số, có kế hoạch lồng ghép chính sách dân số vào trong từng chính sách phát triểnTheo đó, cần tiến hành các hoạt động nghiên cứu, đúc kết thực tiễn và rút ra các bài học về triển khai chính sách dân số ở từng thời kỳ, từng vùng miền, từng địa phương. Đặc biệt, cần sớm nghiên cứu và ban hành “Chiến lược dân số trong tình hình mới”, giải quyết tốt các vấn đề dân số, phát huy tối đa dư lợi từ cơ cấu dân số vàng… tạo động lực cho sự phát triển chung của đất nước và từng địa phương theo hướng bao trùm, bền vững.

 

Đầu tư cho công tác dân số là sự đầu tư cho sự phát triển bền vững 

Thứ haităng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp. Trong giai đoạn hiện nay, cần có sự “nhận thức lại” và đi đến thống nhất của cả hệ thống chính trị về vai trò, vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của chính sách dân số với chính sách phát triển kinh tế - xã hội; nhận thức đúng về mối quan hệ hữu cơ giữa dân số với đảm bảo quốc phòng, an ninh. Do đó, mỗi địa phương cần phải có kế hoạch lồng ghép chính sách dân số với thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án, kể cả các Chương trình mục tiêu quốc gia; trong đó phải đặc biệt coi trọng về chất lượng dân số, chỉ số phát triển con người (HDI) và xem đây là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp úy, chính quyền các cấp.

Thứ batăng cường hoạt động truyền thông, đổi mới nội dung, phương thức tuyên truyền, vận động về công tác dân số trong tình hình mới. Chú trọng đổi mới nội dung, phương thức truyền thông theo xu thế và tình hình mới. Vận dụng tốt các kênh đa phương tiện và truyền thông xã hội để thay đổi nhận thức, hành vi dân số. Nội dung truyền thông phải chú trọng và nhấn mạnh đến chất lượng dân số và gắn dân số với phát triển. Bên cạnh đó, hết sức chú ý đến việc nhận thức và thực hành về bình đẳng giới, trong đó làm thay đổi hành vi lựa chọn giới tính thai nhi, làm mất cân bằng giới tính sau sinh, đảm bảo cơ cấu dân số hợp lý, lành mạnh.

Thứ tư, nâng cao chất lượng dịch vụ về dân số, đáp ứng tốt các yêu cầu, thỏa mãn nhu cầu thiết thân của người dân. Cần đổi mới phương thức, nội dung, cơ cấu về dịch vụ dân số cả về trực tiếp và gián tiếp qua mạng Internet. Chú trọng phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới cung cấp dịch vụ dân số toàn diện về quy mô, cơ cấu, chất lượng và phân bố dân số. Tiếp tục củng cố mạng lưới dịch vụ kế hoạch hóa gia đình. Phát triển mạng lưới cung cấp các dịch vụ tầm soát, chẩn đoán sớm bệnh tật trước sinh, sơ sinh, hỗ trợ sinh sản, tư vấn kiểm tra sức khỏe sinh sản trước hôn nhân. Tăng cường kết nối, hợp tác với các cơ sở cung cấp dịch vụ ngoài công lập theo tinh thần xã hội hóa. Cần có chính sách ưu tiên cho việc cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản bảo đảm các nhóm dân số đặc thù như trẻ em, người khuyết tật, người bị di chứng chiến tranh, người cao tuổi, đồng bào dân tộc ít người, người di cư... đều thực sự bình đẳng về cơ hội tham gia, thụ hưởng thành quả phát triển.

Thứ năm, tiếp tục nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ dân số đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Trước mắt cần kiện toàn bộ máy và cán bộ làm công tác dân số theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả, đảm bảo tính khoa học, tính thống nhất. Đồng thời, phải có chính sách đãi ngộ một cách thoả đáng cho cán bộ dân số và đội ngũ cộng tác viên dân số, nhất là ở tổ dân phố, thôn, bản, ấp,... Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, thực hiện chuẩn hóa đội ngũ cán bộ dân số các cấp, các ngành đáp ứng yêu cầu chuyển hướng sang chính sách dân số và phát triển. 

Ban Biên tập Cổng TTĐT

(Tác giả bài viết: TS Phạm Đikhai thác & đồ họa hình ảnh: Sỹ Bùi)


[1] https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Nghi-quyet-21-NQ-TW-2017-cong-tac-dan-so-trong-tinh-hinh-moi-366175.aspx

[2] https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-dang/lan-thu-xiii/bao-cao-danh-gia-ket-qua-thuc-hien-nhiem-vu-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-5-nam-2016-2020-va-phuong-huong-3737.

[3] https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-dang/lan-thu-xiii/bao-cao-danh-gia-ket-qua-thuc-hien-nhiem-vu-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-5-nam-2016-2020-va-phuong-huong-3737.

[4] Nguồn: Tổng Cục thống kê

[5] Tổng cục Thống kê: Dự báo dân số Việt Nam, giai đoạn 2019-2069, H, 11/2020.

[6] UN. World Population Prospects 2019.  (https://population.un.org/wpp/)

[7] Các chiến lược dân số của Chính phủ đã ban hành: “Chiến lược dân số và kế hoạch hoá gia đình đến năm 2000”; “Chiến lược Dân số Việt Nam, giai đoạn 2001-2010”; “Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam, giai đoạn 2011-2020” và gần đây là “Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030”.

[8] Điều 40 Hiến pháp 1992 quy định: “Nhà nước, xã hội, gia đình và công dân có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc bà mẹ và trẻ em; thực hiện chương trình dân số và kế hoạch hoá gia đình”.

Tổng biên tập

  • Địa chỉ: Số 232 Nguyễn Công Trứ Tp. Đà Nẵng

  • Email:

  • Liên hệ: 02363.831.174