(HCMA3) - Chiều ngày 26/6/2023, Đoàn nghiên cứu, khảo sát thực tế đề tài “Mô hình quản lý phát triển xã hội Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn năm 2045: Cơ sở lý luận và thực tiễn” đã làm việc với Học viện Chính trị khu vực III nhằm tìm hiểu mô hình quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam nhìn từ mô hình chính quyền đô thị đặc thù của Đà Nẵng: Kinh nghiệm, dự báo, kiến nghị. 

Tham dự buổi làm việc, về phía đoàn nghiên cứu, khảo sát thực tế có: GS,TS Lê Hữu Nghĩa, Nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nguyên Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Triết học Việt Nam; GS,TS Phạm Văn Đức, Chủ nhiệm đề tài “Mô hình quản lý phát triển xã hội Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn năm 2045: Cơ sở lý luận và thực tiễn”; GS,TS Hồ Sĩ Quý; GS,TS Nguyễn Văn Tài; PGS,TS Trương Ngọc Nam; PGS,TS Cao Thu Hằng; TS Vũ Mạnh Dũng; TS Trần Thị Thúy Ngọc. Về phía Học viện Chính trị khu vực III có: PGS,TS Đoàn Triệu Long, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Chính trị khu vực III; PGS,TS Phạm Đức Kiên, Phó Giám đốc Học viện; TS Nguyễn Dũng Anh, Phó Giám đốc Học viện; cùng các đồng chí lãnh đạo các ban chức năng của Học viện Chính trị khu vực III.

Phát biểu chào mừng, PGS,TS Đoàn Triệu Long, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện đã bày tỏ sự vui mừng đón tiếp đoàn nghiên cứu, khảo sát thực tế đề tài “Mô hình quản lý phát triển xã hội Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn năm 2045: Cơ sở lý luận và thực tiễn” đến thăm Học viện và tọa đàm, trao đổi tìm hiểu mô hình quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam nhìn từ mô hình chính quyền đô thị đặc thù của thành phố Đà Nẵng. Bên cạnh đó, các đồng chí lãnh đạo cũng đã giới thiệu khái quát về quá trình hình thành, phát triển Học viện Chính trị khu vực III và những kết quả đạt được trên các mặt công tác của Học viện.

PGS,TS Đoàn Triệu Long, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Chính trị khu vực III phát biểu tại buổi làm việc

Phát biểu tại buổi làm việc, GS,TS Phạm Văn Đức, Chủ nhiệm đề tài “Mô hình quản lý phát triển xã hội Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn năm 2045: Cơ sở lý luận và thực tiễn” đã giới thiệu khái quát những kết quả nghiên cứu ban đầu của đề tài.

GS,TS Phạm Văn Đức, Chủ nhiệm đề tài “Mô hình quản lý phát triển xã hội Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn năm 2045: Cơ sở lý luận và thực tiễn” phát biểu tại buổi làm việc

Tại buổi làm việc có rất nhiều ý kiến trao đổi nhằm làm rõ thêm những vấn đề khoa học mà hai bên quan tâm, đặc biệt, trao đổi về mô hình chính quyền đô thị ở thành phố Đà Nẵng, cũng như mô hình quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam trong thời gian tới.

GS,TS Lê Hữu Nghĩa, Nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nguyên Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Triết học Việt Nam phát biểu tại buổi làm việc

 

BBT Cổng TTĐT

(Duy Hòa thực hiện)