TRUNG TÂM THÔNG TIN KHOA HỌC
TS Lê Văn Liêm: Giám đốc Trung tâm Thông tin khoa học
I.TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ
1. Lịch sử hình thành
+Tên đơn vị hiện nay: Trung tâm Thông tin khoa học
+ Năm thành lập:
- 1976: Phòng Tư liệu – Thư viện được thành lập khi trường Nguyễn Ái Quốc IV sáp nhập với trường Tuyên huấn Trung ương II.
-Năm 2018: Theo Quyết định số 6589-QĐ/HVCTQG ngày 01 tháng 11 năm 2018 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Học viện Chính trị khu vực III, đơn vị được đổi tên thành Trung tâm Thông tin khoa học
Trung tâm Thông tin khoa học, Học viện Chính trị khu vực III
2. Tổ chức bộ máy
3. Chức năng, nhiệm vụ
3.1.Chức năng
Trung tâm Thông tin khoa học là đơn vị trực thuộc Học viện Chính trị khu vực III. Trung tâm có chức năng quản lý, bảo đảm hoạt động thông tin khoa học, tư liệu, thư viện phục vụ cho việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học lý luận của toàn Học viện; thực hiện chức năng của một Trung tâm đầu mối nghiệp vụ thông tin, tư liệu, thư viện của Học viện
3. 2. Nhiệm vụ
- Là Trung tâm Thông tin, Tư liệu, Thư viện về khoa học xã hội và nhân văn phục vụ nghiên cứu khoa học và đào tạo của Học viện; góp phần cung cấp những thông tin, tư liệu cho việc nghiên cứu về đường lối, chính sách của Trung ương Đảng và Chính phủ. Tổ chức nghiên cứu ứng dụng triển khai công nghệ mới về thông tin lý luận, chính trị, xã hội trong toàn Học viện
-Khai thác, xử lý, lựa chọn, phân loại, bảo quản các tư liệu trong nước và nước ngoài; xây dựng các cơ sở dữ liệu, các “ngân hàng” tin phục vụ yêu cầu của các đồng chí lãnh đạo Học viện, cán bộ nghiên cứu, giảng dạy và học viên
-Tổ chức tổng thuật và tổng hợp các ấn phẩm thông tin, tư liệu chuyên đề về lý luận, chính trị xã hội
- Quản lý các hoạt động của Thư viện và hệ thống các phòng đọc, các kho sách. Thường xuyên bổ sung nguồn tư liệu, đổi mới nghiệp vụ để phục vụ có hiệu quả nhất cho bạn đọc
- Quản lý sách, báo, tài liệu học tập và tham khảo, phục vụ đầy đủ, kịp thời cho cán bộ và học viên. Thu, phát, ghi, gỡ, sao nhân băng ghi âm, ghi hình các hoạt động khoa học, đào tạo và các hoạt động qua trọng khác của Học viện
- Lưu trữ các tài liệu khoa học, băng hình theo đúng quy định về lưu trữ quốc gia trong Học viện
- Quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật của hoạt động thông tin tư liệu và thư viện của Học viện giao cho sử dụng
-Thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác với các đơn vị trong hệ thống Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác trong nước và quốc tế trên lĩnh vực thông tin khoa học theo quy định của Giám đốc Học viện
-Thường xuyên củng cố, tổ chức và không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin về mọi mặt: chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực công tác
II. HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM
Thực hiện chức năng của mình; trong nhiều năm qua, nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục, đào và nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học ở Học viện Chính trị khu vực III, Trung tâm Thông tin khoa học đã tập trung xây dựng, phát triển và hoàn thiện hệ thống tài liệu, thông tin tư liệu, hệ thống phòng đọc. Đến nay, tổng số đầu tài liệu Thư viện đang quản lý là 35.849 đầu, 168.930 bản ấn phẩm; hơn 70 đầu báo, tạp chí phục vụ cho nghiên cứu, học tập và giải trí.
Bên cạnh hệ thống tài liệu truyền thống, nhằm hiện đại hóa và tăng cường tính tiện ích trong việc tra cứu thông tin, Trung tâm Thông tin khoa học cũng đặc biệt chú trọng đến việc phát triển và xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng CNTT hiện đại cùng hệ thống phần mềm tra cứu tiện ích, có khả năng truy cập, khai thác và phân phối thông tin trong toàn Học viện nhằm giúp học viên thỏa mãn được nhu cầu thông tin ở các mức độ khác nhau. Hoạt động cung cấp thông tin, đảm bảo tài liệu phục vụ cho hoạt động giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học tập trung vào một số hoạt động nổi bật như sau:
- Xây dựng, quản lý và phát triển nguồn tài nguyên thông tin điện tử thông qua việc số hóa các tài liệu. Bổ sung, tăng cường thông tin, tài liệu điện tử từ các nguồn khác nhằm khắc phục sự thiếu hụt tài liệu tham khảo, sự quá tải của kho tài liệu.
- Quản lí và cung cấp hệ thống phòng đọc, phòng hội thảo, phòng thuyết trình... với hơn 200 chỗ ngồi nhằm phục vụ cho nhu cầu sử dụng của học viên.
- Biên tập và phát hành các sản phẩm thông tin - thư viện truyền thống và hiện đại như: Biên soạn thư mục thông báo sách mới; Xây dựng cơ sở dữ liệu thư mục: Sách, báo, tạp chí, luận văn, luận án, đề tài nghiên cứu khoa học; cơ sở dữ liệu toàn văn các văn bản pháp quy, đề tài nghiên cứu khoa học; phát hành các chuyên đề nghiên cứu chuyên sâu với số liệu phong phú và luôn được cập nhật kịp thời.
Nhằm phục vụ và đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu giảng dạy, học tập nghiên cứu của cán bộ, giảng viên, học viên Học viện Chính trị khu vực III, trong thời gian tới, Trung tâm Thông tin khoa học cần tiếp tục đổi mới phương thức phục vụ, phát triển, cải tạo cơ sở vật chất và hạ tầng mạng, trong đó đặc biệt tập trung vào những định hướng trọng tâm sau đây:
- Tiếp tục bổ sung nguồn tài liệu, cơ sở dữ liệu nhằm bảo đảm tính phong phú, đa dạng về lĩnh vực, tính khoa học, cập nhật, tin cậy về mặt nội dung. Phấn đấu đến năm 2020 đạt 50 ngàn đầu tài liệu các loại. Trong đó tỉ lệ bổ sung tài liệu truyền thống là 60%, tài liệu số hóa, sách điện tử, cơ sở dữ liệu toàn văn trực tuyến là 20%), số hóa tài liệu tại thư viện là 20%.Tỷ lệ tài liệu điện tử/tài liệu truyền thống trong các thư viện thay đổi theo hướng nghiêng về phát triển tài liệu điện tử. Trung tâm Thông tin khoa học phát triển tài liệu điện tử theo 3 cách: 1) Tự tiến hành số hóa nguồn tư liệu in, 2) Bổ sung /tích hợp nguồn tin điện tử thông qua việc mua, trao đổi tài liệu điện tử đang được xuất bản và 3) Xây dựng các liên kết (tạo khả năng truy cập) đến các nguồn tài liệu trực tuyến trên Internet.
- Đa dạng hóa hơn nữa các loại hình dịch vụ cung cấp thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dùng tin. Các loại hình dịch vụ cần hướng đến tính chuyên sâu về mặt nội dung, sự chuyên biệt về các lĩnh vực và phải được bảo đảm xử lí trong thời gian ngắn nhất.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác lưu trữ và thư viện, bảo đảm thành thạo về mặt chuyên môn nghiệp vụ, có tư duy tổng hợp và nghiên cứu khoa học, có khả năng sử dụng tốt ngoại ngữ và tin học nhằm phục vụ tốt hơn yêu cầu của bạn đọc.
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống phòng đọc, hướng tới cập nhật mô hình các phòng đọc theo các chuyên đề, tạo không gian thư viện theo hướng phòng đọc mở, bảo đảm tốt hơn nhu cầu thư giãn, giải trí, ngày càng thân thiện hơn với bạn đọc
- Hoàn thiện cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin theo hướng hiện đại hóa và tăng cường tính tiện ích cho bạn đọc. Bảo đảm bạn đọc có thể truy cập được vào hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin thư viện ở bất kỳ đâu trong Học viện thông qua các thiết bị điện tử cầm tay thông minh nhưng vẫn bảo đảm được yếu tố bảo mật thông tin. Triển khai hệ thống mượn, trả sách tự động, hệ thống kiểm kê tự động nhằm tạo ra những bước đột phá mạnh mẽ trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin thư viện gắn với chương trình kết nối Thư viện Điện tử của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
- Phối hợp chặt chẽ với các khoa chuyên ngành, các giảng viên trong việc xây dựng hệ thống danh mụctài liệu học tập, tài liệu tham khảo dành cho các hệ đào tạo đảm bảo tính khoa học, cập nhật và tin cậy. Bảo đảm cung cấp kịp thời tài liệu học tập cho học viên.
Trong quản lý nguồn lực thông tin, Trung tâm Thông tin khoa học rất chú trọng đến công tác quản lý dữ liệu nghiên cứu (DLNC). Phải nói rằng, đứng sau thành công của các nhà khoa học là thành công của các đơn vị nghiên cứu đã đồng hành cùng các nhà nghiên cứu đó. Đối với Học viện nói chung và các đơn vị nghiên cứu khoa học nói riêng, việc đưa ra một chiến lược cụ thể trong việc quản lý nguồn tài nguyên có giá trị này là một nhiệm vụ quan trọng. Điều này có thể được nhìn thấy ở một vài khía cạnh sau:
- Quản lý DLNC đem tới sự cải thiện về chất lượng và số lượng của các kết quả đầu ra vì tốc độ nghiên cứu sẽ tăng lên cùng với độ tin cậy của các bài báo nghiên cứu sẽ cải thiện khi DLNC được truy cập mở, sẵn có cho việc đánh giá.
- Tăng việc xuất bản và tăng chỉ số ảnh hưởng: Sự sẵn có của DLNC sẽ làm tăng việc xuất bản, dẫn tới sự bùng nổ tranh luận, chia sẻ dẫn tới làm tăng sự ảnh hưởng của bài viết, tạo ra nhiều trích dẫn.
- Tăng cường việc hợp tác: Dữ liệu được chia sẻ là một khởi đầu cho việc hợp tác, như các nhà nghiên cứu tìm kiếm để hiểu làm thế nào kết quả được thu thập và trao đổi các quan điểm trong việc phân tích và giải thích một vấn đề.
Để có thể khai thác toàn bộ tiềm năng của DLNC, đòi hỏi Trung tâm Thông tin khoa học cần phải phải có phương thức làm việc hợp lý, trong đó đề cao việc thực hiện kế hoạch theo hướng truy cập mở, hỗ trợ về mặt công nghệ để tài liệu được truy cập mở và dễ dàng tìm thấy. Tuy nhiên, cùng một lúc cũng cần đảm bảo về bảo hộ quyền sở hữu và an toàn dữ liệu để xây dựng hệ thống phục vụ việc sử dụng và tra cứu dữ liệu. Ngoài ra, cần phải có chiến lược tái sử dụng thông tin, phục vụ hoạt động DLNC sẽ được phát hiện và tái sử dụng thông qua các xuất bản phẩm. Hơn thế nữa, nhiệm vụ của các Trung tâm Thông tin khoa học và Viện Thông tin khoa học trong hoạt động này là phải đảm bảo dữ liệu được kết nối với nhau, nên chúng có thể dễ dàng được tìm kiếm bởi người dùng. Để thúc đẩy dữ liệu có thể được tìm thấy, các chương trình liên kết dữ liệu cần phải được cài đặt và thiết lập. Kết nối Thư viện Điện tử là bước ngoặc quan trọng để toàn thể hệ thống thực hiện tốt nội dung này.
Việc xây dựng mô hình Trung tâm Thông tin khoa học theo hướng hiện đại, phục vụ tốt hơn nhu cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu của cán bộ, giảng viên, học viên mang lại rất nhiều ý nghĩa. Một mặt góp phần hiện thực hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trong việc cải cách giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo, mặt khác để hướng tới mục tiêu xây dựng Trung tâm Thông tin khoa học trở thành đơn vị có khả năng khai thác, cung cấp tài nguyên thông tin chất lượng cao đáp ứng nhu cầu nghiên cứu khoa học và đào tạo của Học viện Chính trị khu vực III.
-Về công tác đào tạo: Tham gia đào tạo 02 Cao học văn hóa
-Về nghiên cứu khoa học: Các giảng viên và công chức, viên chức đã tham gia và chủ trì nhiều đề tài cấp cơ sở; tham gia viết bài cho các cuộc hội thảo, các đề tài cấp cơ sở, cấp Bộ và Nhànước; tham gia viết bài viết trên các tạp chí, biên soạn các Tập san chuyên đề: Cụ thể, đã tham giachủ nhiệm 6 đề tài cơ sở; tham gia viết trên 70 bài viết (cho các tạp chí quốc gia và sách xuất bản trong nước) và hơn 20 bàiviết cho các hội thảo, các đề tài cấp cơ sở, cấp Bộ và Nhà nước khác; đã xuất bảnđược 5 đầu sách sách tham khảo; biên soạn hơn 10 loại Tập san chuyên đề phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu.
III. THÀNH TÍCH
1. Danh hiệu thi đua:
Năm học | Danh hiệu thi đua | Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận danh hiệu thi đua; cơ quan ban hành quyết định |
2014 | Tập thể lao động xuất sắc | Quyết định số: 3165/QĐ-HVCTQG, ngày 18/7/2014 Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh |
2015 | Tập thể lao động xuất sắc | Quyết định số: 2721/QĐ-HVCTQG, ngày 21/7/2015 Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh |
2016 | Tập thể lao động xuất sắc | Thông báo số: 781/TB-HVCTKV III, ngày 14/6/2016 Giám đốc Học viện Chính trị khu vực III |
2017 | Tập thể lao động xuất sắc | Quyết định số: 197/QĐ-HVCTQG, ngày 9/01/2018 Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh |
2. Hình thức khen thưởng:
Năm | Hình thức khen thưởng | Số, ngày, tháng, năm và đơn vị ban hành quyết định khen thưởng |
2015 |
Giấy khen | Trung tâm Thông tin khoa học “Đã có nhiều thành tích trong phong trào thi đua yêu nước 5 năm (2010-2015)”, ngày 20/4/2015 Giám đốc Học viện Chính trị khu vực III |
2015-2016 |
Bằng khen | Trung tâm Thông tin khoa học "Đã có thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 02 năm liên tục (2015-2016), Quyết định số 1397/QĐ-HVCTQG ngày 17/4/2017 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. |