KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ

 

TS Võ Văn Lợi

Trưởng khoa Kinh tế Chính trị

Tập thể khoa Kinh tế Chính trị

I. TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ

1. Lịch sử hình thành

+ Tên đơn vị hiện nay:  Khoa Kinh tế Chính trị

Lịch sử hình thành: Khoa Kinh tế Chính trị là sự hợp nhất từ 03 khoa: Khoa Kinh tế Chính trị học được thành lập năm 1983, Khoa Quản lý Kinh tế được thành lập năm 1983 và Khoa Kinh tế Phát triển được thành lập năm 1995.

Năm 2011 Khoa Kinh tế Chính trị học sáp nhập với Khoa Quản lý kinh tế và Khoa Kinh tế phát triển thành Khoa Kinh tế.

Năm 2014 khoa Kinh tế tách thành 2 khoa là Khoa Kinh tế và Khoa Kinh tế chính trị học.

Tháng 4 năm 2019, Khoa Kinh tế chính trị học và Khoa Kinh tế hợp nhất thành Khoa Kinh tế chính trị ngày nay.

Hiện nay đội ngũ cán bộ giảng dạy nghiên cứu của Khoa là 10 cán bộ, giảng viên, trong đó có 5 Tiến sĩ, 5 Thạc sĩ, 2 giảng viên cao cấp; 10 đảng viên.

2. Tổ chức bộ máy

- TS Võ Văn Lợi                              Trưởng khoa, Bí thư Chi bộ

- TS Nguyễn Thị Kim Đoan             Giảng viên chính, Phó Bí thư Chi bộ

- TS Lê Thị Thanh Huyền                Giảng viên chính, Chi ủy viên

- TS Trần Thị Bích Hạnh                 Giảng viên cao cấp, Nguyên Trưởng khoa Kinh tế

- TS Đỗ Văn Nhân                           Giảng viên cao cấp

- ThS Nguyễn Hữu Tuấn                  Giảng viên chính

- ThS Nguyễn Thị Thanh Vân         Giảng viên chính

- ThS Chế Viết Trung Thu               Giảng viên

- ThS Trần Nguyễn Phương Anh     Giảng viên

- ThS Nguyễn Thị Cẩm Hà              Giảng viên

3. Chức năng, nhiệm vụ                                                         

3.1. Chức năng

Khoa Kinh tế Chính trị là đơn vị trực thuộc Học viện Chính trị khu vực III (Học viện), có chức năng giảng dạy và nghiên cứu khoa học về các chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mác - Lênin, Quản lý kinh tế và Kinh tế phát triển trong các chương trình đào tạo, bồi dưỡng của Học viện.

3.2. Nhiệm vụ

    - Xây dựng Kế hoạch hoạt động chung của Khoa Kinh tế Chính trị hàng năm trình Giám đốc phê duyệt; Tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thuộc các hệ lớp (cao cấp lý luận chính trị, bồi dưỡng cập nhật kiến thức, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, các lớp dự nguồn, đại học, sau đại học và các hình thức khác) theo sự phân công của Giám đốc.

- Tổ chức việc giảng dạy của các giảng viên; mời giảng viên, chuyên gia trong và ngoài Học viện tham gia giảng dạy các môn học do Khoa Kinh tế chính trị đảm nhiệm; quản lý chất lượng nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng, phương pháp giảng dạy và nghiên cứu khoa học thuộc phạm vi trách nhiệm của Khoa Kinh tế chính trị; tổ chức sinh hoạt chuyên môn, thông qua giáo án, bài giảng của giảng viên; tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy chuyên ngành và nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn học.

- Hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và trao đổi kinh nghiệm với các đơn vị, tổ chức trong và ngoài Học viện về các chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mác - Lênin, Quản lý kinh tế và Kinh tế phát triển theo quy định của Đảng, Nhà nước, của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và của Giám đốc Học viện. Thực hiện nghiên cứu thực tế hàng năm có chủ đề, theo kế hoạch, đánh giá tổng kết và báo cáo theo quy định;

- Quản lý, xây dựng và phát triển đội ngũ viên chức của khoa về mọi mặt, thực hiện chế độ, chính sách, công tác thi đua - khen thưởng và kỷ luật đối với viên chức của đơn vị theo thẩm quyền; thực hiện phòng và chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong đơn vị theo quy định; quản lý, bảo quản và sử dụng có hiệu quả tài chính và tài sản theo phân cấp của Giám đốc giao. 

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Học viện phân công.

II. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TRÊN CÁC MẶT

Kể từ khi thành lập đến nay, Khoa Kinh tế Chính trị đã đạt được những kết quả trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học như sau:

  1. Hoạt động đào tạo

 Khoa Kinh tế Chính trị đã đảm nhiệm công tác giảng dạy cho hơn 800 lớp Cao cấp Lý luận Chính trị, cử nhân, cao học và bồi dưỡng cập nhật kiến thức, bồi dưỡng cán bộ nguồn kể cả tập trung và không tập trung ở các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên. Chất lượng giảng dạy ngày càng nâng lên, được học viên và các địa phương ghi nhận, đánh giá cao. Một số giảng viên tham gia giảng dạy và hướng dẫn nghiên cứu sinh, cao học ở trong và ngoài hệ thống Học viện.

  1. Hoạt động nghiên cứu khoa học

Các giảng viên đã tham gia và chủ trì nhiều đề tài cấp Nhà nước, cấp bộ, thành phố, cấp cơ sở; tham gia viết bài cho các cuộc hội thảo khoa học ở trong và ngoài Học viện; tham gia viết sách, giáo trình và bài viết cho các tạp chí, báo. Cụ thể, đã chủ nhiệm 23 đề tài cấp Bộ, 82 đề tài cơ sở; có trên 500 bài viết được đăng tải các tạp chí quốc gia, nhiều bài báo địa phương; xuất bản hơn 20 cuốn sách.

III. THÀNH TÍCH

Bằng khen của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tặng Khoa Kinh tế vì“Đã có thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 02 năm liên tục (năm học 2016 và 2017) tại QĐ số 2910/QĐ-HVCTQG, ngày 15/5/2018 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Cờ thi đua cấp Bộ năm 2019 tại Quyết định số 6911/QĐ-HVCTQG  ngày 30 tháng 12 năm 2019 về việc tặng danh hiệu thi đua cấp Bộ năm 2019 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Bằng khen của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tặng Khoa Kinh tế Chính trị “Là đơn vị điển hình tiên tiến đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2015 – 2020” tại Quyết định số 2225/QĐ-HVCTQG  ngày 23 tháng 6 năm 2020 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

IV. LÝ LỊCH KHOA HỌC